Huế có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận?

di sản văn hóa huế

Huế là thành phố với bề dày lịch sử nổi bật, cùng những công trình lớn lâu đời. Cũng vì vậy mà tại Huế có rất nhiều di sản được UNESCO công nhận ( UNESCO là tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc). Những di sản văn hóa ở Huế mang tầm quốc tế, gây ấn tượng về quy mô, thẩm mỹ cũng như nhiều giá trị bên trong., đó là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 

Để hiểu rõ hơn về từng di sản, hãy cùng Xe Ghép Huế Đà Nẵng đi sâu hơn vào bài viết bạn nhé!

1. Quần thể di tích Cố đô Huế (được UNESCO công nhận năm 1993)

Quần thể di tích Cố đô Huế và còn gọi là Quần thể kiến trúc Cố Đô Huế là những di tích lịch sử- văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nữa đầu thế kỷ 20 tại kinh đô Huế xưa. Hiện tại, phần lớn các di tích này thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Quần thể di tích Cố đô Huế được phân thành 2 cụm công trình bao gồm trong kinh thành Huế và ngoài kinh thành Huế.

Cụm công trình trong kinh thành bao gồm

– Kinh thành Huế: gồm có Kỳ đài, Điện Long An, Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu, Viện Cơ Mật- Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công)

– Hoàng thành Huế: gồm có bao gồm Ngọ Môn, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiểu Lâm Các, Tử Cấm Thành.

– Tử Cấm Thành: gồm có Tả vu và Hữu vu, Vạc đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.

cố đô huế

quần thể di tích cố đô

Cụm công trình ngoài kinh thành bao gồm

– Lăng tẩm: có thể kể đến lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Dục Đức, lăng Khải Định

– Các di tích khác: bao gồm Trấn Bình Đài, Phu Văn Lâu, Tòa Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu, …

lăng khải định
Lăng Khải Định

Với diện tích rộng lớn (hơn 500ha) cũng những công trình kiến trúc gắn liền với thể chế của hoàng quyền, quần thể di tích Cố đô Huế được đánh giá như một điển hình nổi bật của một “Kinh đô phong kiến phương Đông”. Đây cũng là địa điểm du lịch Huế thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. 

>>> Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế 3 ngày 2 đêm bạn đã biết?

2. Nhã nhạc cung đình Huế – Một trong những di sản văn hóa ở Huế được công nhận năm 2003

Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại vào năm 2003.

Nhã nhạc là nhạc được ra đời vào thời phong kiến, chuyên dùng để phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ như Đại triều, Thượng triểu, Tế Giao, Tế miếu…Nhã nhạc cũng là sản phẩm kết hợp giữa Lễ và Nhạc.

nhã nhạc cung đình huế

Nhã nhạc được gắn liền với cung đình Huế với mục đính “di dưỡng tinh thần”, được phát triển theo mô thức, quy phạm đúng chuẩn của nhà nước quân chủ. Dưới thời vua Gia Long, Nhã nhạc cung đình phát triển có hệ thống bài bản, phong phú và có rất nhiều bài nhạc chương với lời ca bằng chữ Hán.

Ngày nay, dàn nhạc, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong những dịp khác nhau như: Festival Huế, Lễ hộ dân gian, lễ hội Phật giáo, âm nhạc thính phòng, trong các nghi thức ngoại giao, phục vụ khách du lịch, biểu diễn ở các đại lễ hay Tết cổ truyền…Chính nhờ những điều này mà Nhã nhạc có điều kiện và không gian biểu diễn phong phú hơn rất nhiều so với trước đây.

Nhã nhạc cũng trở nên gần gũi và quay về với nhân dân, khiến cho vẽ đẹp và những giá trị nghệ thuật của nó được giữ gìn, trường tồn và không ngừng phát huy. 

3. Mộc bản triều Nguyễn – được UNESCO công nhận vào năm 2009

Mộc bản triều Nguyễn là những tấm gỗ quý, được khắc ngược chữ Hán, chữ Nôm ( giống như khắc con dấu ), được dùng để quét mực rồi ép mặt giấy để in ra những tài liệu về chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc nhân dân tuân thủ. Đây cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, những sự kiện lịch sử, những biến cố thời cuộc và biên giới biển đảo của nước ta từ triều Nguyễn.

mộc bản triều nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn là một trong những di sản văn hóa ở Huế, cũng là tư liệu thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận vào năm 2009. 

Gỗ được dùng để làm mộc bản là gỗ thị, gỗ cây nha đồng, đảm bảo được tính chất gỗ mềm, mịn, để nét khắc được tinh xảo, sắc nét. Tất cả những bản thảo đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao lại cho những người thợ tài hoa nhất kinh thành khắc lên gỗ quý. 

Mộc bản hiện vẫn được gìn giữ đến 34.618 tấm và được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, Lâm Đồng.

4. Châu bản triều Nguyễn – được UNESCO công nhận vào năm 2014

Châu bản triều Nguyễn là 773 tập tài liệu Hán- Nôm, tương đương với 85.000 văn bản hành chính được hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước ở triều Nguyễn (1802-1945).

châu bản triều nguyễn
Châu bản triều Nguyễn là một trong những di sản văn hóa ở Huế có giá trị lịch sử to lớn

Châu bản triều Nguyễn phản ánh đời sống kinh tế xã hội, lịch sử của con người Việt Nam thời kỳ lúc bấy giờ. Đặc biệt, những châu bản này góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hiện tại Châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ( Hà Nội ), với số lượng là 773 tập tài liệu.

Cố đô Huế là nơi gắn liền với sự hình thành của châu bản, cũng là nơi có nhu cầu to lớn trong việc khai thác, phát huy giá trị của châu bản. Vì vậy, các đơn vị quản lý và chuyên môn phối hợp chặt chẽ với nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau, nỗ lực đưa châu bản về Huế để khai thác, phát huy giá trị là việc làm hết sức cẩn thiết và phù hợp. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu để tôn vinh giá trị di sản Châu bản ngay tại nơi nó được sinh ra.

5. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế – được UNESCO công nhận vào năm 2016

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là toàn bộ hệ thống văn tự chữ Hán được sáng tác dưới dạng cái bài văn, bài thơ được chạm cẩn trên các bản, vách ván ở các di tích kiến trúc Huế được xây dựng trong giai đoạn triều Nguyễn.

thơ văn kiến trúc cung đình

Hiện trên kiến trúc cung đình Huế còn 2.967 ô văn thơ chạm khắc, sơn thếp trên gỗ, 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Đây là những di sản tư liệu độc đáo và là những bản gốc, duy nhất hiện chỉ còn ở Việt Nam và có giá trị nỗi bật ở quy mô toàn cầu. Chính vậy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

di sản văn hóa thơ văn huế

Các chuyên gia đã nhận xét về thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí cung đình, chưa từng xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới. Hệ thống di sản thơ văn này thật sự là một bảo tàng đồ sộ, sống động, độc đáo về văn chương thời Nguyễn. Đây cũng là những bằng chứng chuyển tải về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của một giai đoạn lịch sử cận đại của Việt Nam. Đây là di sản quý giá cần được đặc biệt chú ý bảo tồn.

Những di sản văn hóa ở Huế giúp cố đô trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn bởi 1 điểm đến – 5 di sản, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. Đặc biệt, những giá trị di sản của Cố đô Huế lâu đời vẫn được bảo tồn và phát huy trên chính mảnh đất này. Chính những di sản, những giá trị lịch sử này cũng góp phần hình thành tính cách, đặc điểm rất riêng của Huế cũng như con người nơi đây. Và còn khiến Huế còn được biết đến với tên gọi thành phố du lịch

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0763124124