Cầu ngói Thanh Toàn 250 tuổi mang đậm kiến trúc cố đô Huế

cầu ngói

Ai đã một lần đến Huế mà không tìm về cầu ngói Thanh Toàn Huế thì chuyến đi ấy thật sự chưa trọn vẹn. Ít nhất phải một lần đến đây, để thử hòa lòng mình vào câu ca dao xưa: Ai về cầu ngói Thanh Toàn/ Cho em về với một đoàn cho vui.

Cầu ngói ở Huế là một trong những cây cầu cổ có giá trị lịch sử rất lớn, với lối kiến trúc độc đáo và đến nay đã trở thành môt trong những địa danh nổi tiếng, hấp dẫn rất đông du khách đến thăm quan hằng năm.

1. Giới thiệu về cầu ngói Thanh Toàn Huế

Chắc chắn để có thể tận mắt chiêm ngưỡng cây cầu lịch sự này, chúng ta phải biết địa chỉ cũng như cách đi như thế nào. Và thông tin bên dưới chính xác là những gì bạn cần.

1.1. Cầu ngói nằm ở đâu?

Cầu ngói tọa lạc ở địa chỉ: Làng Thanh Thủy Chánh, Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách Huế không quá xa, đường về cầu rất dễ đi & dễ tìm. Đọc tiếp để biết cách di chuyển bạn nhé!

cầu ngói thanh toàn nằm ở đâu
Cầu ngói bình yên bên lũy tre làng

1.2. Đường về cầu ngói Thanh Toàn Huế

Cầu ngói Huế nằm ở vùng ngoại ô thành phố Huế, cách trung tâm thành phố tầm 7km về hướng Đông Nam. Có nhiều đường có thể đi về cầu ngói Thanh Toàn. Nhưng đường đi dễ tìm nhất có thể kể đến là từ đường Hoàng Quốc Việt, đến cuối đường, rẽ trái chạy về hướng chợ cầu Ngói, chạy theo hướng này sẽ có biển chỉ dẫn, chủ yếu là đi thẳng nên rất dễ kiếm. Bạn có thể đến Huế bằng nhiều phương tiện như máy bay, tàu hỏa, xe khách Huế Đà Nẵng, sau đó dễ dàng thuê xe máy đi đến cầu. 

hướng đi tới cầu ngói
Không mất quá nhiều thời gian để đi cầu ngói

Dọc 2 bên đường về cầu Ngói là bạt ngàn những cánh đồng lúa, hương lúa dịu mát với màu xanh mướt mắt sẽ làm bạn thấy thoải mái như được về vùng quê thanh bình. Vào mùa lúa chín, cả cánh đồng bạt ngàn trải dài một màu vàng báo hiệu mùa màng sung túc, no ấm và khung cảnh gặt lúa cuối vụ sẽ khiến bạn càng khó quên khi về đây.

1.3. Lịch sử về cầu ngói Thanh Toàn

Cây cầu được xây dựng vào năm 1776, dựa vào công ơn của bà Trần Thị Đạo, nay gian giữa ngôi chùa cũng được dành để thờ bà. Bà Trần Thị Đạo chính là cháu đời thứ 6 của 1 trong 12 vị có công khai phá và xây dựng làng Thanh Thủy. Chồng bà là quan lớn trong triều đình thời bấy giờ. Cảm thấy người dân trong làng sinh hoạt đều phải chèo thuyền, đò để qua sông, dù là nắng nóng hay mưa bão rất vất vả và nhiều nguy hiểm, bà đã cúng tiền cho làng để xây cầu cho người dân đi lại, vừa là nơi dừng chân nghỉ ngơi, tránh nắng ngày nóng và tránh mưa ngày giông bão.

hình ảnh cầu ngói

Vì lẽ đó cầu ngói Thanh Toàn Huế được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu). Vừa phù hợp để lưu thông đi lại cho người dân, và phía trên cầu cũng có thể là nơi để mọi người ngồi chơi, tránh nắng nóng và mưa giông khi đi buôn bán, làm đồng.

Toàn bộ cầu được làm bằng gỗ, có chiều dài 17m, rộng 4m, 2 bên thân cầu là 2 dãy bục gỗ và lan can để dựa lưng. Cầu được lợp ngói lưu ly, là ngói ống tráng men, khác hẵn với ngói mũi hài ở Bắc, tạo nên một cây cầu bằng ngói rất đặc biệt. Thân cầu được chia thàng 7 gian theo như thiết kế của nhà, gian giữa là gian thờ bà Trần Thị Đạo, người đã có công lớn xây nên cầu, 6 giang còn lại chia làm 2 bên, mỗi bên 3 gian và là nơi du khách có thể ngồi chơi, nghỉ chân. 

cầu ngói thanh toàn ở huế
Đến năm 1990, cầu được công nhận là di tích quốc gia. 

2. Cầu ngói Huế có kiến trúc độc đáo và đậm giá trị nghệ thuật

Nếu lựa chọn tour, bạn sẽ được nghe thuyết minh về cầu ngói Thanh Toàn. Nhưng với nhiều bạn đi du lịch Huế tự túc, thì hẳn sẽ ít biết nhiều thông tin liên quan tới cầu. Đọc nội dung bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến trúc cũng như giá trị nghệ thuật bên trong đó.

2.1. Lối kiến trúc độc đáo

Cầu ngói Thanh Toàn có kiến trúc tương tự với chùa Cầu của Hội An, nếu chùa cầu Hội An có linh vật là chó và khỉ thì cầu ngói đặc trưng kiến trúc của rồng và phượng, được chạm khắc ở 2 đầu của chùa. Các bộ phận trang trí trên cầu theo tiết diện tròn và vuông rất đặc biệt. 

kiến trúc của cầu ngói

cầu ngói về đêm
Cầu ngói về đêm

Cầu nằm trên hệ thống trụ đỡ có 6 hàng, mỗi hàng 3 trụ bằng đá. 6 trụ cầu bằng gỗ Lim nên tạo được sự bền vững cho cây cầu. Dù đã có lịch sử gần 250 năm, trải qua bao mưa bão, khắc nghiệt của miền Trung, cây cầu có hư hỏng nhưng vẫn được người dân trong làng trùng tu, tôn tạo và gìn giữ như một biểu tượng của làng. Cũng vì sở hữu nhiều kiến trúc cổ tồn tại đến tận bây giờ, mà Huế còn được gọi là thành phố du lịch

2.2. Giá trị nghệ thuật của cầu ngói Thanh Toàn Huế

Cầu ngói được xếp hàng hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.

di tích cầu ngói

Cầu ngói Thanh Toàn quy tụ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Trong số các cây cầu ở Huế, cầu ngói là cầu duy nhất được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1990. Hiện nay, cầu được ví như trái tim của làng và là hạt nhân quan trọng của khu du lịch Thủy Thanh, khi các hoạt động du lịch ngày càng được mở rộng ngoài phạm vi Thành phố Huế.

kiến trúc cổ của cây cầu

Cầu ngói duy nhất ở Huế gắn bó với đời sống người dân ở làng, cho đến hiện tại cầu vẫn được sử dụng với công năng là hứng gió ngày hè, che mưa ngày đông, và là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống, văn hóa, lễ hội, cũng như những câu chuyện đặc sắc của dân làng, gắn kết bao thế hệ nơi đây.

>>> Một trong những cây cầu cũng đang rất Hot hiện nay, khám phá cầu gỗ Lim Huế có điều gì mà thu hút đến vậy.

3. Cầu ngói Thanh Toàn có gì vui?

Những tưởng khi đến đây, chúng ta chỉ đơn giản là chụp hình và ngắm nhìn chiếc cầu cố xưa ấy. Nhưng không đơn thuần như vậy. Thực ra, có rất nhiều hoạt động tiêu biểu liên quan tới cầu ngói Thành Toán Huế. Đặc biệt là vào dịp lễ hội, mùa Festival.

3.1. Thưởng thức khung cảnh yên bình 

Cây cầu nằm bắt qua con kênh, ngay khu vực ngã 3 của kênh, xa xa là những ruộng lúa thanh bình, ngồi ở cầu có thể hóng gió và ngắm cảnh quê thanh bình nơi đây. Dù là những ngày hè nắng gắt như thế nào thì không khí ở quê vẫn luôn dịu mát với sông nước, cây cỏ, ruộng lúa, và những con nơi đây vẫn chân chất, mộc mạc nhưng vô cùng hiếu khách. 

khung cảnh yên bình

3.2. Cầu ngói Thanh Toàn vào mùa lễ hội

Ở phía đầu cầu là một khoảng đất rộng, đây chính là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động vui chơi, lễ hội của người dân trong làng.

Hằng năm, vào mồng 3 tết Nguyên Đán, ở đây sẽ diễn ra lễ hội Bài Chòi. Đây là lễ hội truyền thống và có ý nghĩa lịch sử cao. Mỗi người sẽ ở mỗi chòi và cầm bài của mình, quản trò sẽ hát những câu hò truyền thống và ra quân, cách chơi đơn giản nhưng sự duyên dáng của quản trò và ý nghĩa của những câu hát có ý nghĩa rất lớn với người dân nơi đây.

lễ hội bài chòi
Nơi diễn ra lễ hội bài chòi

Vào ngày 15/8 ÂL mỗi năm là ngày giỗ của bà Trần Thị Đạo, ở đây sẽ tổ chức lễ hội rất linh đình. Trong ngày hội, người dân sẽ tổ chức rước bà từ đình ra cầu làm lễ, sau đó lại rước bà từ cầu vào lại đình. Tại lễ hội, người dân tụ tập vui chơi và tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đua ghe, hò giã gạo, chằm nón… vừa là để tưởng nhớ bà, vừa là lễ hội truyền thống, gìn giữ bản sắc dân tộc bao đời.

đua ghe

Cứ 2 năm 1 lần, vào mỗi đợt Festival Huế diễn ra thì ở đây sẽ có lễ hội chợ quê. Đây cũng là nơi tổ chức những trò chơi truyền thống dân gian, vừa có lễ hội ẩm thực dân giã đồng quê. Mỗi dịp lễ hội thì làng đều thu hút rất nhiều khách du lịch gần xa đến vui chơi và thăm quan cầu.

cầu ngói mùa lễ hội

3.3. Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn

Bên cạnh cầu có một “Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn”. Đây là nơi trưng bày đầy đủ các loại nông, ngư cụ truyền thống, cũng là nơi lưu giữ được những nét đẹp thôn quê đang dần mất đi bởi những máy móc hiện đại. 

Đến đây, nhiều du khách rất tò mò và hứng thú với các vật dụng và cách sinh hoạt của người dân nông thôn ngày trước, đây cũng được xem như là bảo tàng lưu giữ những giá trị xưa cũ cho con cháu sau này, khi mà máy móc đang dần thay thế những những công cụ thô sơ.

3.4. Thăm thú “Vườn Lạc Dương” 

vườn hoa lạc dương

Để phát triển du lịch, địa phương đã có hướng phát triển mới cho nhiều đối tượng du khách, và Vườn Lạc Dương là một địa điểm mới thu hút rất nhiều du khách ở đây. Cách cầu tầm 3km là Vườn Lạc Dương, được trồng nhiều hoa hướng dương theo kiểu gối vụ nên lúc nào du khách đến đều có thể ngắm và “check-in”cùng cánh đồng hoa hướng dương ở đây.

hướng dẫn đi tới vườn hoa lạc dương

3.5. Trải nghiệm chèo ghe bắt cá trên sông Như Ý

chèo ghe sông như ý

Ngoài đi bộ qua cầu và ngắm cầu từ trên đường bộ thì du khách có thể trải nghiệm ngồi ghe, ngắm cầu ngói Thanh Toàn từ dưới sông. Đi ghe qua các trụ của cầu là một kỹ năng khéo léo của các bác chèo ghe được học để không bị đụng vào chân cầu, ngồi cạnh dòng nước yên bình, ngắm hoa súng và đồng lúa xa xa là một trải nghiệm đầy bình yên và thú vị. Nếu có dịp trải nghiệm chèo ghe và bắt cá ở đây, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị và muốn hiểu thêm về cuộc sống đồng quê ở nơi đây đấy.

Đã có rất nhiều hoạt động để gìn giữ và bảo tồn cầu ngói Thanh Toàn Huế. Nó đã trở thành một trong những địa điểm du lịch cố đô thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Không khó để thấy rất nhiều bức ảnh check in cầu ngói của các bạn trẻ khi đến Huế du lịch. Và bạn cũng có thể có nhiều bức ảnh, cầu ngói vẫn tĩnh lặng nằm đó để chờ bạn đến khám phá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0763124124